Sữa bột là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất dồi dào cho bé, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản cẩn thận để tránh bị vi khuẩn xâm nhập, gây nên nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của bé. Dưới đây Saigonmilk sẽ hướng dẫn cách bảo quản sữa bột cho trẻ sơ sinh và cách bảo quản sữa bột đã mở nắp. 

Nhận biết sữa bột đang được bảo quản sai cách

Bên cạnh sữa mẹ thì sữa bột là sản phẩm cung cấp rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Mặc dù được sản xuất theo quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn nhưng nếu các mẹ không bảo quản sữa bột cho trẻ sơ sinh đúng cách thì sẽ khiến sữa bị hư hỏng. 

Nên đặt sữa bột ở nơi khô ráo, thoáng mát
Sữa bột cho trẻ sơ sinh cần được bảo quản đúng cách

Khi bạn phát hiện sữa bột cho trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sau như: xuất hiện mùi lạ, sữa bị vón cục, màu sắc sữa thay đổi khác thường… thì có thể sữa đã bị hư hỏng. Bạn nên ngừng cho trẻ sử dụng các loại sữa này vì khi sữa biến chất hoặc nhiễm khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa  còn non nớt của bé. 

Cách bảo quản sữa bột cho trẻ sơ sinh

Tuy rằng sữa được đóng hộp kín nhưng nếu không được bảo quản đúng cách cũng rất dễ bị vón cục, biến màu, ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Sữa bột bị ẩm có thể do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao. 

Nên đặt sữa bột ở nơi khô ráo, thoáng mát
Nên đặt sữa bột ở nơi khô ráo, thoáng mát

Cách bảo quản sữa bột cho trẻ sơ sinh khi sữa còn nguyên vẹn chưa mở nắp cũng khá đơn giản. Bạn có thể đặt sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những vùng ẩm ướt, không để tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc để gần bếp ga, những nơi có nhiệt độ cao.

Cách bảo quản sữa bột khi đã mở nắp

Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp cũng không quá phức tạp, bạn cần tuân thủ theo những cách sau để bảo quản sữa được tốt nhất: 

  • Đậy nắp kín ngay sau khi sử dụng: Sữa bột của trẻ khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài rất dễ bị vi khuẩn và nhiều loại côn trùng  xâm nhập làm sữa bị biến chất. Vì vậy các mẹ chỉ mở nắp khi thật sự cần pha sữa, không nên mở nắp quá nhiều lần. 
  • Đặt sữa tại nơi khô ráo, thoáng mát : Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản sữa rơi vào khoảng từ 25 đến 26 độ. Nếu đặt sữa vào môi trường có nhiệt độ cao sẽ khiến sữa bị mất chất, không bảo toàn đầy đủ chất dinh dưỡng của sữa. Không đặt sữa ở các khu vực như bếp ga, lò vi sóng, bếp điện,… 
Không nên đặt sữa bột ở nơi có nhiệt độ cao. 
Không nên đặt sữa bột ở nơi có nhiệt độ cao.
  • Không đặt sữa bột vào tủ lạnh: Sữa bột có đặc tính hút ẩm vì vậy nếu đặt sữa bột vào môi trường ẩm, nhiệt độ thấp có thể khiến sữa bị vón cục. Đặt sữa bột vào tủ lạnh có thể khiến sẽ dễ bị lên mốc, sinh mùi khó chịu. 
  • Nên chia nhỏ lượng sữa nếu mua hộp to: Để tránh tình trạng phải mở nắp nhiều lần trong thì bạn cần nên chia nhỏ hộp sữa và bảo quản trong hộp thủy tinh nếu mua loại hộp trọng lượng lớn. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng không khí xâm nhập và gây hư hỏng sữa. 

Ngoài việc lưu ý đến cách bảo quản sữa bột đã mở nắp thì các mẹ chỉ nên cho bé sử dụng sữa trong một khoảng thời gian cố định. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng sữa sau khi đã mở nắp 30 ngày. Nếu dùng quá thời gian này, sữa sẽ rất dễ bị ẩm mốc, nhiễm các loại vi khuẩn mà chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường từ đó gây ngộ độc cho trẻ. 

Hướng dẫn bảo quản sữa bột đã pha 

Cách bảo quản sữa bột cho trẻ sơ sinh khi đã pha cũng rất quan trọng. Phần sữa thừa sau khi pha không dùng hết các mẹ không nên cho bé sử dụng lại. Nếu đã để bên ngoài quá lâu vì rất nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào gây ra nhiều bệnh đặc biệt là bệnh nhiễm trùng máu và viêm màng não. 

Sữa sau khi đã pha nhưng không dùng đến cần được đậy kín nắp bình, bảo quản tối đa trong 2 tiếng ở nhiệt độ phòng. Sau đó nên bảo quản sữa ở ngăn mát tủ lạnh và không để quá 24 tiếng. Nhiệt độ thấp trong ngăn mát tủ lạnh sẽ làm ức chế sự hoạt động của vi khuẩn từ đó giúp bảo quản sữa được lâu hơn. 

Sữa bột sau khi đã pha không nên sử dụng quá 24 tiếng. 
Sữa bột sau khi đã pha không nên sử dụng quá 24 tiếng.

Tuy nhiên sau khi lấy ra từ ngăn mát tủ lạnh thì bạn cần làm ấm sữa lại trước khi cho bé bú. Lưu ý kiểm tra độ ấm của sữa tránh trường hợp quá nóng làm bỏng miệng của bé. 

Cách bảo quản sữa bột cho trẻ sơ sinh khi đã pha chỉ được áp dụng với sữa chưa qua sử dụng. Đối với những loại sữa bé bú thừa, các mẹ nên bỏ đi, không cho bé dùng lại vì khi sữa đã tiếp xúc với nước bọt của bé thì dễ tăng khả năng sinh vi khuẩn trong sữa. 

Kết luận

Dù là nguồn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng các loại sữa bột cũng cần được bảo quản đúng cách để phát huy tối đa công dụng. Vì vậy các mẹ cần lưu ý bảo quản sữa bột đúng cách. Trong trường hợp bé xuất hiện các hiện tượng như tiêu chảy, nôn ói, quấy khóc sau khi dùng sữa bột thì các mẹ nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được tư vấn chính xác nhất.